Nội Dung Bài Viết
CẨM NANG RĂNG HÀM MẶT
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
KHÁI NIỆM RĂNG HÀM MẶT
Răng Hàm Mặt (RHM) hay còn gọi là Nha Khoa: Chức năng đúng như cái tên ngành nghề của là RHM, đây là ngành chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến Miệng và Cấu Trúc Răng bao gồm: – Phục hình tháo lắp răng, – Chỉnh hình răng, – Chuẩn đoán, phẫu thuật, chỉnh hình miệng.
BAO GỒM CÁC ĐIỀU TRỊ SAU :
- SÂU RĂNG SỮA
- VIÊM TỦY
- VIÊM LỢI
- VIÊM QUANH RĂNG
- RĂNG CHẬM PHÁT TRIỂN
- SAI KHỚP CẮN (hở, chéo, thưa,…)
- MẤT RĂNG
-
- ÁP XE
-
- VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT
DỊCH VỤ RĂNG HÀM MẶT
NIỀNG RĂNG
Niềng răng là gì?
Niềng răng chỉnh nha là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
Quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1-3 năm, thậm chí là lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.
Lợi ích của niềng răng
Những lợi ích mà niềng răng đem lại như:
– Cải thiện tính thẩm mỹ
Sau khi niềng răng, bạn sẽ sở hữu một nụ cười hoàn mỹ và hàm răng trở nên đều đặn, thẳng tắp, cực kỳ thu hút.
-Cải thiện khả năng ăn nhai
Do răng bị mọc lệch lạc khiến cho quá trình ăn nhai của nhiều người vô cùng khó khăn. Vì vậy, niềng răng chính là giải pháp phù hợp để chấm dứt những vấn đề này.
– Ngăn ngừa những vấn đề răng miệng ở trẻ em
Với trẻ nhỏ, việc được chẩn đoán và niềng răng sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn, khiến cho giai đoạn niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, có thể hạn chế được các phẫu thuật chỉnh hình sau này.
– Cải thiện phát âm
Giọng nói của con người bị chi phối bởi các yếu tố như lưỡi, răng và môi nên trong nhiều trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến phát âm khó nghe, bị ngọng và rất khó sửa. Niềng răng sẽ giúp điều chỉnh lại hàm răng của bạn, trở nên đều đặn hơn và từ đó khả năng phát âm của bạn trở nên chuẩn xác, âm thanh phát ra dễ nghe hơn.
Có những phương pháp niềng răng nào?
– Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp phổ biến nhất. Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí thấp và đem lại hiệu quả cao.
– Niềng răng mắc cài sứ
Phương pháp này ngày càng được nhiều người lựa chọn. Điểm khác biệt giữa phương pháp niềng răng này với mắc cài kim loại là người khác khó có thể nhận ra bạn đang niềng răng.
– Niềng răng trong suốt
Đây là kỹ thuật hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt, dễ dàng tháo lắp giúp bạn thoải mái ăn uống và vệ sinh dễ dàng trong suốt quá trình điều trị.
– Niềng răng mặt trong (mặt lưỡi)
Niềng răng mặt trong có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp bạn tự tin khi giao tiếp.
BỌC RĂNG SỨ
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa phổ biến và đơn giản hiện nay nhằm khắc phục các vấn đề về răng miệng như: răng thưa, xỉn màu, sứt mẻ, răng sau chữa tủy… đem lại hàm răng đều đẹp, tự nhiên giống răng thật.
Lợi ích khi bọc răng sứ thẩm mỹ
– Cải thiện tính thẩm mỹ
Răng sứ giúp khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm đang có trên răng, giúp hàm răng trắng bóng, đẹp tự nhiên và đều đặn trên cung hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho cả hàm răng
– Khôi phục lại chức năng của răng
Răng sứ không chỉ đảm bảo độ bền chắc, áp lực ăn nhai như răng thật, mà còn có khả năng cảm biến thức ăn, điều mà những công nghệ cũ không thể làm được.
– Giúp bảo vệ răng
Mão răng sứ được chụp bên ngoài sẽ giúp bảo vệ chân răng thật tránh được những tác động từ môi trường bên ngoài, cũng như sự tấn công từ thực phẩm và vi khuẩn có hại cho răng. Đặc biệt các trường sâu răng, điều trị tủy,… bọc răng sứ sẽ ngăn chặn bệnh lý tái phát, ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm.
– Độ bền chắc cao
Răng sứ được chế tác trên hệ thống dây truyền hiện đại nên có độ bền chắc rất cao. Tuổi thọ trung bình của các loại sứ toàn sứ có thể lên đến hàng chục năm hoặc tồn tại đến suốt đời nếu được chăm sóc tốt.
Những trường hợp nên bọc răng sứ
– Răng bị nhiễm màu không thể tẩy trắng được
Những người sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể khiến răng bị đổi màu. Ngoài
ra, hút thuốc lá lâu ngày cũng khiến răng bị đổi màu và không thể tẩy trắng được.
– Răng bị sứt, mẻ, vỡ
Khi răng bị sứt, mẻ, vỡ sẽ gây tổn hại cho răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng. Vì vậy, phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp khắc phục tình tình trạng này.
– Răng hô, móm nhẹ
Với những trường hợp hô, móm nhẹ thì phương pháp này có thể khắc phục hoàn toàn mà không cần niềng răng. Thời gian điều trị cũng nhanh hơn so với niềng răng, chỉ cần từ 2-3 ngày là răng đã thẩm mỹ hơn.
– Răng mọc lệch lạc
Răng mọc lệch lạc dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành và phát triển. Do đó, phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp bạn có hàm răng đều đẹp như mong muốn.
– Mất răng
Với phương pháp làm cầu răng sứ sẽ đem lại chức năng ăn nhai tốt như răng thật, giúp thay thế răng thật và tính thẩm mỹ được nâng cao.
TRỒNG RĂNG IMPLANT
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant là kỹ thuật đặt trụ Implant vững chắc vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi các tế bào xương tự bám vào bề mặt Implant sẽ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên.
Vì sao nên thực hiện trồng răng Implant?
– Có chức năng và tính thẩm mỹ như răng thật
Trồng răng Implant giúp bệnh nhân khôi phục lại cảm giác ăn ngon, thoải mái thưởng thức những món ăn ưa thích như răng thật mà không cần phải hạn chế như răng giả tháo lắp hay cầu răng sứ.
Về mặt thẩm mỹ, rất khó để phân biệt răng cấy ghép Implant và răng thật nhờ kỹ thuật tạo hình, màu sắc của răng Implant rất tinh xảo và tự nhiên.
– Bảo tồn xương hàm
Mất răng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương theo thời gian. Trồng răng Implant là cách tốt nhất để ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương dẫn đến sự xô lệch các răng còn lại.
Khi xương không bị tiêu đi, gương mặt sẽ không bị lõm, mất cân đối chỗ răng bị mất, bảo vệ được vẻ tự nhiên, trẻ trung trên gương mặt.
– Đem lại sự tự tin
Cấy ghép Implant mang lại cảm giác tự tin cho bạn, không hề có cảm giác lỏng lẻo, vướng víu như hàm giả tháo lắp. Phương pháp này sẽ lấy lại được nét thẩm mỹ và vẻ tự nhiên.
Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thỏa thích ăn uống, thưởng thức các món ăn.
Những trường hợp nên trồng răng Implant
– Trường hợp hàm răng bị mất 1 hoặc nhiều chiếc răng
Đây là trường hợp trồng Implant thực hiện có hiệu quả nhất. Mất răng được gây ra bởi tuổi tác hay tai nạn, các tác động vật lý, lúc này có thể thực hiện cấy ghép Implant để cải thiện tình trạng về răng.
– Trường hợp mất răng hàm
Khi bị mất răng hàm, lúc này Implant sẽ có vai trò như một chiếc răng thật mà không cần mài cùi răng bên cạnh làm trụ đỡ.
– Trường hợp khó khăn với răng giả tháo lắp
Đeo hàm tháo lắp có thể khiến cho người bệnh gặp khó chịu trong ăn nhai khi phải tháo lắp thường xuyên. Đối với trường hợp này, có thể thực hiện trồng Implant để cải thiện những hạn chế do hàm tháo lắp gây nên.
NHA KHOA TỔNG QUÁT
● Cạo vôi răng
● Tẩy trắng răng
● Nhổ răng khôn
● Trám răng
● Điều trị tủy
● Điều trị cười hở lợi
CHĂM SÓC SAU ĐIỀU TRỊ
NIỀNG RĂNG
1.1 Cách chăm sóc trong khi niềng răng
– Chọn bàn chải, kem đánh răng và lưu ý khi chải răng
Nên chọn loại bàn chải lông mềm có kích thích vừa với miệng, đầu bàn chải thuôn để có thể len vào sâu bên trong. Kết hợp với loại kem đánh răng ít gây ê buốt răng. Mỗi lần vệ sinh bạn cần thực hiện chải răng thật kỹ, tối thiểu 2 đến 3 lần mỗi ngày sau các bước ăn chính và phải chải cả mắc cài.
Đối với phần mắc cài, bạn nên chải cả phần cao, phần thấp, phần bên để lấy sạch thức ăn và không quên làm sạch lưỡi bằng bàn chải. Thực tế, khoảng 70% vi khuẩn tập trung ở lưỡi nên việc chải lưỡi vô cùng quan trọng.
– Dùng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
Dùng bàn chải thông thường không thể làm sạch hết vùng kẽ răng, do vậy bạn nên dùng bàn chải kẽ, sử dụng động tác đưa lên đưa xuống, cọ vào các mặt bên mắc cài để làm sạch. Đối với những vùng kẽ răng bàn chải không tới được thì có thể dùng một đoạn chỉ nha khoa luồn sợi chỉ qua dây cung và thực hiện động tác kéo ra kéo vào, hất lên hất xuống để làm sạch kẽ răng.
– Dùng nước súc miệng
Bạn nên sử dụng loại nước súc miệng có chứa fluoride để bảo vệ, giảm ê buốt răng và làm răng chắc khỏe trong quá trình niềng răng.
-Chế độ ăn uống sau niềng răng
Trong quá trình niềng, răng có sự dịch chuyển, thường yếu nên việc lựa chọn đồ ăn phù hợp để tránh nguy cơ sâu răng là rất quan trọng. Việc làm này có thể tránh được việc thức ăn bám vào mắc cài làm hỏng mắc cài và dây cung.
Không nên chọn những đồ ăn cứng, dễ dính, kẹo cứng, kẹo caramen, kẹo cao su,… Những loại thức ăn này có thể gây bong và chui vào mắc cài, từ đó chúng sẽ cung cấp đường cho vi khuẩn và gây sâu răng.
BỌC RĂNG SỨ
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi gắn răng sứ bạn cần chú ý việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà như:
– Chải răng ít nhất ngày 2 lần với bàn chải lông mềm
– Không chải răng theo chiều ngang, và dùng lực quá mạnh
– Thay bàn chải 3 tháng/lần
– Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn thay thế tăm, kết hợp súc miệng để làm sạch sâu các mảng bám còn sót lại trên răng.
Điều chỉnh chế độ ăn
– Tránh các loại thực phẩm quá cứng để không làm sứt, mẻ, gãy răng sứ.
– Tránh những thực phẩm sẫm màu như: cà phê, trà,… vì chúng khiến răng bạn nhiễm màu.
Thăm khám răng định kỳ
Bạn nên thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng sứ và có những biện pháp xử lý kịp thời.
TRỒNG RĂNG IMPLANT
– Sau khi cấy trụ Implant xong, có thể hơi sưng ở vùng cấy ghép, lúc này bạn nên chườm lạnh ở ngoài môi hay má (tương ứng với vùng cấy ghép) để giảm đau, giảm sưng. Những ngày sau chườm ấm để tan máu bầm.
– Không ăn nhai khoảng 1 giờ sau khi trồng răng Implant, những ngày sau đó có thể ăn nhai bình thường. Tuy nhiên, cần tránh các thức ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hay quá lạnh, mà nên ăn những thức ăn mềm như cháo, súp,…
– Tuyệt đối không dùng vật cứng nhọn hay ngón tay chạm vào vùng cấy ghép implant.
– Tuyệt đối không hút thuốc 2 tuần trước khi trồng răng Implant và 2 – 4 tuần sau khi cấy ghép răng Implant.
– Sử dụng bàn chải có lông mềm và đừng quên sử dụng nước súc miệng do bác sĩ gợi ý bạn nhé.
– Tránh để thức ăn rơi vào vùng trồng răng Implant. Nếu lỡ có thức ăn rơi vào vùng cấy Implant, bạn nên nhẹ nhàng sử dụng bông y tế, lấy ra để tránh tổn thương vùng phẫu thuật.
– Tái khám định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra Implant và chỉnh sửa khớp cắn, điều chỉnh lực nhai trên Implant cần thiết.
Nếu thấy biểu hiện bị đau, sưng hay chảy máu kéo dài thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ nhé!
NHA TỔNG QUÁT
Cạo vôi răng
● Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với bàn chải lông mềm giúp làm sạch những răng nằm sâu bên trong miệng.
● Chải răng đúng cách từ trên xuống dưới, chải theo hình tròn. Không nên chải răng theo chiều ngang, vì không có tác dụng làm sạch kẽ răng mà còn làm mòn chân răng.
● Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn sẽ làm sạch kẽ răng và tránh được việc đánh răng nhiều lần trong ngày gây hại men răng.
● Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng giúp khoang miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ.
● Đến cơ sở nha khoa thăm khám định kỳ 3-6 tháng để xác định cụ thể tình trạng răng miệng
Tẩy trắng răng
Những lưu ý sau khi tẩy trắng răng
- Trong vòng 24 giờ sau khi tẩy trắng răng, không ăn những thực phẩm có chất phẩm màu (nước tương, socola, cà ri, trà…).
- Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh ngay sau khi tẩy trắng vì lúc này răng đang nhạy cảm sẽ khiến răng ê buốt.
- Không uống cà phê, hút thuốc lá trong vòng 2 tuần sau khi tẩy trắng răng
- Nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch những mảng thức ăn nơi kẽ răng.
- Súc miệng hoặc chải răng nhẹ nhàng ngay sau khi ăn, nhằm duy trì màu răng được lâu hơn
Nhổ răng khôn
- Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút sau nhổ răng.
- Nên chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ, chắc chắn sẽ giảm đau, sưng.
- Đánh răng với bàn chải lông mềm như bình thường. Nếu chảy máu, dùng gạc vô trùng gấp lại áp vào vết thương và cắn chặt. Nếu vẫn chảy nhiều máu bạn nên quay lại để khám ngay.
- Không nên mút, đá lưỡi, chọc tay,…vào vết thương.
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá mặn, đồ ngọt, chua, cay, đồ uống có ga, cồn, quá nóng và các chất kích thích khác trong 2 ngày đầu tiên.
Trám răng
- Không nên ăn ngay sau khi trám, tốt nhất bạn nên ăn sau 2 tiếng thực hiện trám răng, để tránh làm hỏng chỗ mới trám.
- Không nên ăn thức ăn cứng, dai hoặc đồ ăn và thức uống quá nóng hay quá lạnh để tránh gây nứt hoặc rò rỉ ở chỗ trám.
- Nên hạn chế các thực phẩm có hại cho men răng như trà, cà phê, socola,…
- Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, không tác động mạnh vào miếng trám.
- Nếu phát hiện một điểm bất thường hoặc cảm thấy không thoải mái thì hãy thông báo cho bác sĩ để ngăn chặn khả năng nứt hay gây viêm nhiễm.
Điều trị tủy
- Chế độ ăn uống phù hợp, không cắn nhai thức ăn quá cứng, không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh.
- Tránh dùng lực nhai nhiều ở răng đã điều trị tủy, nên ưu tiên những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Chải răng với lực nhẹ nhàng, tuyệt đối không đánh răng với lực quá mạnh, dễ gây tổn thương răng và nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không dùng tăm tránh làm mòn răng đã điều trị tủy.
- Thăm khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện kịp thời bệnh lý răng miệng.
- Trường hợp răng điều trị tủy đã được trám nay bị đổi màu, thì cần làm mão phục hình sứ.
Điều trị cười hở lợi
- Kiêng sử dụng thực phẩm có tính nóng, cay.
- Tránh sử dụng thịt gà, rau muống, hải sản, thịt bò, đồ nếp… bởi khi vết thương hở và sử dụng những thực phẩm này dễ gây viêm nhiễm, dẫn đến sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Kiêng sử dụng đồ quá cứng
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc kháng sinh chống viêm, chống phù nề từ 5-7 ngày theo đơn.
- Chườm mát trong 48 giờ sau khi phẫu thuật.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tránh tác động đến vùng nướu.
- Tránh vận động mạnh, cười lớn, tránh xa chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,…
DINH DƯỠNG CHO RĂNG CHẮC KHỎE
(Nguồn: báo sức khỏe đời sống)
Các nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe răng nói riêng.
Nguồn dinh dưỡng là các loại thức ăn, vitamin và chất khoáng, chúng được chia thành 4 nhóm là protid, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng
Protein (chất đạm): có trong trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, đỗ, lạc, gạo, mì; là cơ sở của tất cả các quá trình sống xảy ra trong cơ thể, là thành phần của nhân tế bào, tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng và kích thích ngon miệng và nó cung cấp năng lượng khi nguồn từ lipid và glucid không đủ. Đối với răng miệng trước khi mọc răng, nó giúp cho sự hình thành của xương hàm trên, hàm dưới và mô quanh răng, hình thành khung của men răng và ngà răng. Nếu có một sự thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống có thể làm chậm sự phát triển của xương và cấu trúc răng. Răng mọc lệch lạc, chen chúc, tăng nhạy cảm với sâu răng, nó có thể làm chậm lành các mô.
Lipid (chất béo): dầu động thực vật, bơ, mỡ lợn, cá, phomat, lòng đỏ trứng, hạt dẻ, cùi dừa, socola. Nó có vai trò là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể dưới dạng mỡ, cung cấp năng lượng cao, cần cho cấu trúc màng tế bào, điều hòa hoạt động của cơ thể giúp tiêu hóa và hấp thu sinh tố A, D, E, K. Trong chế biến thực phẩm, chất béo tạo cảm giác ngon miệng, kích thích ăn.
Glucid (hydrat carbon): một chất hữu cơ không có nitơ, có trong gạo, mì, khoai, củ, đường mật, nó cung cấp năng lượng chính và cần thiết, chiếm 60 – 70% tổng năng lượng calo cho cơ thể hoạt động. Có 3 loại glucid là monosaccarit, disaccarit và polysaccarit, ngoài ra còn dạng kết hợp mucopolysaccarid, glucopolysaccarid là thành phần cấu tạo mô nâng đỡ, mô liên kết, màng tế bào, dịch nhầy có vai trò quan trọng trong cơ thể. Vai trò của glucid là chất tạo hình xây dựng cấu trúc tế bào và mô cơ thể, tham gia chuyển hóa lipid giữ hằng định nội môi, nó còn cung cấp chất xơ tạo cảm giác no và hấp thu chất có hại. Trong răng miệng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò gây sâu răng của cacbon hydrat nếu không biết cách sử dụng hợp lý, đặc biệt là đường saccharose thuộc nhóm disaccarit nếu sử dụng nhiều vệ sinh răng miệng kém sẽ có nguy cơ sâu răng cao.
Vitamin và chất khoáng: có 2 loại vitamin là loại tan trong dầu và tan trong nước.
Loại tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Vitamin A và D ảnh hưởng quá trình vôi hóa răng.
Vitamin A: có nhiều trong cà rốt, gấc, đu đủ, ngoài ra còn có trong ngũ cốc, rau xanh. Chức năng của nó là bổ mắt, phòng bệnh quáng gà (khô mắt). Duy trì cấu trúc của da và niêm mạc, biệt hóa tế bào, tham gia đáp ứng miễn dịch trong cơ thể. Nếu thiếu trong quá trình hình thành và phát triển răng sẽ làm giảm kích thước răng, hàm; làm tăng khả năng nhạy cảm sâu răng do giảm lượng nước bọt. Nếu tăng vitamin A sẽ làm giảm sâu răng sau mọc răng.
Tăng vitamin A sẽ làm giảm sâu răng sau mọc răng
Vitamin D: có nhiều trong bơ, gan cá, lòng đỏ trứng, dầu cá, ánh nắng buổi sáng. Nó có vai trò làm tăng quá trình cốt hóa xương đối với răng trước khi mọc răng nó giúp cho quá trình vôi hóa tất cả các mô cứng, xương, men, ngà và xương răng. Thiếu thì gây còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn, hỏng răng trẻ em; thừa thì gây sỏi thận.
Loại tan trong nước: có tác dụng tại chỗ trên mặt men răng và mảng bám; loại này gồm vitamin nhóm B và vitamin C.
Vitamin B gồm có:
– B1 (thiamine) có trong mầm lúa, vỏ ngoài ngũ cốc. Nó tham gia chuyển hóa glucid, năng lượng, dẫn truyền xung động thần kinh. Thiếu thì gây chán ăn, mệt mỏi, táo bón, rối loạn dẫn truyền thần kinh, rối loạn hoạt động thần kinh và trao đổi chất. Sự thiếu hụt thể gây ra các bệnh như beriberi, ở miệng gây tăng mức độ nhạy cảm của mô miệng. Lưỡi có xuất hiện cảm giác bỏng rát và giảm cảm giác vị giác.
– B2 (riboflavin): có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, tậu, bia. Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng giảm đi nhiều qua quá trình xay xát. Tham gia chuyển hóa protid, lipid, tái tạo và bảo vệ mô da quanh miệng, tham gia tạo enzym. Thiếu thì gây tổn thương niêm mạc miệng, nứt loét kẽ mắt và rụng tóc.
– B3 (niacin): thực phẩm cung cấp niacin: thịt, cá, gia cầm, các loại hạt và trứng Liều lượng cần cho cơ thể mỗi ngày: 14 – 35mg. Tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phát triển bình thường. Đối với răng nếu thừa gây tăng sâu răng do kích thích hoạt động vi khuẩn miệng.
– B6 (pyridoxin) có trong thận lợn, gan, sữa, thịt. thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, cá… Thức ăn thực vật như: ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, đậu nành, đậu hạt, lạc, cà rốt, cải bắp, súp lơ, chuối, dưa hấu… Nó tham gia chuyển hóa protid và glucid, cùng B12 và folic phòng chống bệnh tim mạch. B6 có tác dụng làm giảm sâu răng. Thiếu thì gây rối loạn thần kinh và bệnh ngoài da.
Ngoài ra cơ thể còn cần các loại chất khoáng: gồm sắt, canxi, photpho, mangan, magie, kẽm, đồng, iod, kali, selen, molypden… có nhiều trong thịt, cá, trứng, rau quả. Nó tham gia tạo hemoglobin, vận chuyển oxy; là thành phần men xúc tác phản ứng sinh học, tham gia tạo máu. Thiếu các chất khoáng thì gây viêm lưỡi và khó nuốt, nhú lưỡi teo, lưỡi trơn và láng bóng màu đỏ, viêm góc mép. Và nó giúp cho quá trình khoáng của men răng, xương răng và xương. Nếu thiếu sẽ làm tăng sâu răng.
NHA HỌC ĐƯỜNG:
Nha học đường là chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tại trường học, nhằm giáo dục kiến thức vệ sinh răng miệng, hướng dẫn chải răng đúng cách,… bảo vệ và tụ chủ động chăm sóc răng miệng cá nhân.
Thông tư Liên bộ Bộ Y tế – Giáo dục và Đào tạo 23/1987 về việc quy định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện chương trình NHĐ. Ngành Y tế chịu trách nhiệm chủ trì về công tác đào tạo và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật. Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm chủ trì về tổ chức thực hiện. Cụ thể gồm 3 nhiệm vụ chính là :
– Công tác giáo dục nha khoa là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại trường học, đưa giáo dục SKRM vào chương trình chính khoá mỗi năm 4 tiết ở các trường tiểu học.
– Phòng bệnh bằng fluor: Viện RHM chịu trách nhiệm xác định những địa phương cần cho học sinh súc miệng hàng tuần bằng dung dịch Nafluor 0,2%. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức điều khiển cho học sinh súc miệng fluor cùng cán bộ NHĐ.
– Kiểm tra định kỳ tình hình RM học sinh và có kế hoạch điều trị sớm tại trường tránh biến chứng.
Công tác NHĐ chiếm một vị trí quan trọng vì những lý do sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của trẻ em cao: Tuổi học sinh là tuổi phát sinh ra bệnh nên phải phòng ngay.
Sâu răng sữa
- Mức độ sâu răng sữa 6 tuổi trung bình mỗi em sâu 5,4 răng
- Bệnh răng miệng theo tuổi
Sâu răng vĩnh viễn:
Viêm lợi:
- Tiến triển biến chứng :
– Tại chỗ: đau, mất răng sớm, răng lệch lạc, mất sức nhai
– Toàn thân: dẫn tới viêm khớp, màng tim, viêm cầu thận
Về việc kiểm tra răng miệng:
– > 60% trẻ em không bao giờ đi khám răng
– > 50% người lớn không bao giờ đi khám
- Kinh tế khi phải điều trị
Nếu phòng bệnh cho cộng đồng tốn 1.200 đ/R
Điều trị tốn từ 50.000 đ đến 3.000.000đ hoặc hơn nữa cho 1R
- Chăm sóc răng miệng mang lại hiệu quả to lớn
– Phòng bệnh răng miệng: ngăn ngừa và từng bước giảm tỷ lệ bị bệnh vì nếu phải điều trị đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đông đảo, mạng lưới phòng khám RHM rộng khắp.
– Kinh tế tiết kiệm cho Nhà nước hàng tỷ đồng
– Xã hội góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng
Tuy bệnh này không gây hậu quả chết người nhưng tỷ lệ mắc bệnh rất cao, nếu làm tốt công tác chăm sóc răng miệng từ đầu ta sẽ có một thế hệ thanh niên khoẻ mạnh không mắc bệnh răng miệng.
“ Cuộc sống rất ngắn, Bạn hãy luôn cười tươi khi mình còn răng nhé “
Bình Luận